Từ xa xưa, yến sào đã được biết đến là nguồn thực phẩm quý hiếm và bổ dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyến cáo về việc sử dụng tổ yến phải dựa trên nhiều yếu tố như liều lượng, thể trạng, đối tượng sử dụng,.. Nhưng hiện nay có rất nhiều ngộ nhận trong việc sử dụng yến sào dẫn đến việc không mang lợi ích và hiệu quả. Vậy bạn đã biết các sai lầm mà người tiêu dùng thường mắc phải khi sử dụng yến sào chưa? Đừng bỏ qua bài viết của Quốc Yến dưới đây nhé!
Dùng càng nhiều càng bổ
Việc tiêu thụ quá mức một loại thực phẩm sẽ khiến cho cơ thể bị quá tải. Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ thay đổi ở những giai đoạn tuổi tác khác nhau như:
Đối với trẻ em từ 12 - 36 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển đầy đủ, đây là lúc cơ thể trẻ cần nhiều dưỡng chất nhất cho sự phát triển, đặc biệt là phát triển trí não. Việc dùng yến không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, mà còn tốt cho trí não của bé.
Các bé lúc này chỉ cần 1-2 gam yến/ngày là đủ và nên dùng trong các bữa phụ giữa các bữa ăn chính. Dùng mỗi ngày hay cách bữa đều được tùy vào điều kiện kinh tế và sức khỏe của bé.
Đối với trẻ em từ 3 tuổi trở lên
Đối với độ tuổi này, trẻ nên dùng 2 - 3 gam yến/ngày và nên dùng xen kẽ giữa các bữa chính. Vì lúc này việc bổ sung yến tuy không phải là bắt buộc, nhưng nếu dùng đều đặn sẽ có tác dụng duy trì sức khỏe, kháng thể luôn khỏe mạnh, đặc biệt còn bổ trợ rất tốt cho hệ hô hấp.
Đối với người trưởng thành - từ 18 tuổi trở lên
Những người trưởng thành cũng rất hay gặp tình trạng suy nhược cơ thể do lao động quá sức, căng thẳng bởi áp lực công việc, cuộc sống cá nhân. Việc sử dụng đều đặn 10 gam yến/tuần, tuần 3-4 lần sẽ có sự thay đổi rõ rệt như cảm giác ăn ngon miệng hơn, ngủ sâu giấc và ngon hơn, da dẻ hồng hào tươi tắn, tinh thần phấn chấn hơn.
Đối với người lớn tuổi - từ 60 tuổi trở lên
Với người lớn tuổi thì nên dùng 4-5 gam/lần dùng tuỳ vào cơ địa mỗi người, bởi vì hệ tiêu hóa hoạt động kém nên không thể hấp thu được nhiều mà dưỡng chất và sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể. Nên dùng mỗi ngày hoặc cách ngày hoặc ít nhất 1 lần/1 tuần.
Đối với phụ nữ mang thai & cho con bú
Đối với phụ nữ mang thai, chỉ nên dùng yến sau 3 tháng đầu vì đây là thời kỳ hình thành thai nhi, cần sự ổn định. Sử dụng yến giúp mẹ bầu bù đắp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bị thiếu sau thời gian thai nghén, mệt mỏi không thể ăn uống đầy đủ. Ngoài tăng cường sức khỏe cho mẹ, yến còn giúp bảo vệ thai kỳ an toàn và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Liều lượng được các chuyên gia khuyên dùng tối đa 3 gam/ngày, mỗi tuần nên ăn 3 lần. Với phụ nữ mang thai tháng thứ 4, mỗi lần chỉ ăn 1 chén nhỏ. Mang thai tháng thứ 5–6, mỗi tháng chỉ ăn 100 gam, chia đều làm 15 phần ăn trong 2 tháng. Mang thai tháng thứ 7 thì giảm khẩu phần ăn xuống, dùng tổ yến theo chu kỳ 3 ngày/chén yến nhỏ.
Còn đối với phụ nữ cho con bú, các dưỡng chất có trong yến sào sẽ giúp các mẹ tăng cường sức khỏe, từ đó kích thích sản sinh ra nguồn sữa đặc biệt chất lượng. Bởi các chất như Sắt, Canxi, Acid Amin, Protein sẽ được bé hấp thụ thông qua việc bú mẹ. Đây đều là những dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, trong tổ yến có chất Arginine có khả năng cải thiện tình trạng nứt da, thâm sạm, vốn là nỗi lo của nhiều mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, tổ yến còn có nhiều thành phần dinh dưỡng khác có tác dụng bồi bổ, giảm mất ngủ, bổ máu và có lợi cho hệ tiêu hoá cho các mẹ.
Mỗi độ tuổi đều có lượng yến chuẩn để bổ sung vào cơ thể. Ảnh: Shutterstock.
Sử dụng vào thời điểm nào cũng được
Ăn yến sào sai thời điểm sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong yến giảm đáng kể. Vì vậy bạn hãy ăn yến sào vào 1 trong 2 thời điểm vàng sau: sáng sớm khi mới dậy, dạ dày còn đang trống nên việc tiêu hóa yến sào sẽ tốt hơn, và hai là dùng vào buổi tối sau khi ăn tối khoảng 2 tiếng (ăn trước lúc đi ngủ), lúc này dạ dày sẽ hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Chưng yến càng lâu càng tốt
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong yến chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Tuy nhiên nếu yến sào chưng lâu, tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài có thể khiến Axit Amin, Vitamin bay hơi dần. Do đó, việc chế biến và chưng nấu yến cần canh thời gian phù hợp tương ứng với từng loại yến sử dụng để đảm bảo dưỡng chất được giữ lại, giúp món ăn ngon miệng và bổ dưỡng hơn. Thời gian chưng yến chỉ nên từ 25-30 phút, với thời gian này sợi yến sẽ chín tới, vừa mềm vừa dai, chất dinh dưỡng được lưu giữ trọn vẹn.
Việc chế biến và chưng yến cần canh thời gian phù hợp tương ứng với từng loại yến. Ảnh: Hellobacsi.
Chỉ dùng yến khi bị bệnh
Một trong những sai lầm lớn mà nhiều người mắc phải chính là khi trở bệnh mới sử dụng yến, nhưng điều này không thật sự đúng. Việc sử dụng yến đều đặn đối với thể trạng bình thường sẽ giúp cho bạn tăng cường đề kháng, duy trì sự dẻo dai. Còn đối với những thể trạng yếu, tình trạng bệnh sẽ giảm bớt hoặc nhanh hết hơn. Nhưng trong một số tình huống bệnh, bạn không nên sử dụng yến để bồi bổ, ví dụ như sốt, thương hàn, đầy hơi, viêm phế quản, ho,..
Giờ đây, thưởng thức yến không chỉ đơn giản là bồi bổ cơ thể mà còn phải đúng khoa học, từ đó mới đem lại hiệu quả và đạt nhiều dưỡng chất nhất. Hy vọng với những thông tin trên, Quốc Yến có thể mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, thay đổi cách sử dụng yến sào để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình mình.